Bên cạnh ván khuôn sàn, ván khuôn cột thì ván khuôn dầm cũng được dùng nhiều trong xây dựng. Thiết bị này cũng có những yêu cầu kỹ thuật riêng để đem tới hiệu quả và an toàn trong quá trình thi công.
Ván khuôn dầm là gì? Một số thông tin về thiết bị
Ván khuôn dầm là thiết bị có dạng hình hộp với đáy hộp là nơi chịu lực chính, nơi bê tông tác động trọng lượng lên. Còn bộ phận thành hộp cũng chịu tác động nhưng ép theo chiều ngang.
Nếu được thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật hoặc sử dụng chất liệu không tốt sẽ dẫn đến tình trạng đáy hộp có thể bị biến dạng thành uốn cong do chịu tác động quá lớn từ bê tông, khi đó sẽ tạo thành các khe hở khiến vữa ướt bị chảy ra ngoài.
Phần thành ngang của ván khuôn dầm chịu tác động theo chiều ngang do bê tông nén xuống. Mép dưới của tấm thành này phải được liên kết với nẹp giữ chân.
Nếu ván khuôn dầm có kích thước lớn khó có thể giữ vị trí vững thì cần thêm bộ phân giằng dây thép hoặc bu lông nhằm nhiệm vụ liên kết các thành ván khuôn lại với nhau. Mỗi giằng ngăn cách nhau bởi các tanh cữ tạm thời ở hộp khuôn giúp cố định bề rộng của thiết bị.
Một số lưu ý khi thi công ván khuôn dầm
Cần phải bố trí ván khuôn dầm một cách hợp lý , nhất là các cột chống đáy dầm cần có khoảng cách phù hợp khi lắp đặt hệ khung đỡ.
Nếu kích thước của thiết bị lớn thì cần tính toán sao cho phù hợp nhất để đảm bảo khả năng chịu lực của ván khuôn.
Khoảng cách giữa các cột chống cần đặt theo vị trí hợp lý nhất để sao cho tăng khả năng chịu lực của thiết bị đồng thời không vượt quá độ võng cho phép. Ngoài ra, khoảng cách giữa các hệ xà gồ, sườn cũng phải được tính toán chính xác để đảm bảo yêu cầu đặt ra trong thi công.
Những yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong thi công cốp pha/ ván khuôn dầm sàn
Coppha bao gồm phần chịu lực và phần ván khuôn nhưng thực tế có nhiều người hiểu theo nghĩa đơn giản là khuôn để đúc bê tông.
Nhiệm vụ của ván khuôn dầm cũng giống với những loại ván khuôn khác là chứa đựng vữa lỏng để định hình kết cấu bê tông. Nó đóng vai trò quan trọng trong truyền tải lực từ bê tông xuống các phần của hệ thống ván khuôn.
Trong thi công xây dựng, yêu cầu ván khuôn dầm phải đảm bảo các kỹ thuật cơ bản như:
- Cốp pha khi dùng trong thi công bê tông cần có độ cứng, sự ổn định, dễ dàng thao tác cho người công nhân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đặt cốt thép và đổ bê tông.
- Sau khi đã lắp ván khuôn thì thiết bị này phải thật khít các mối nối, điều này giúp không làm mất các nước xi măng của khối vữa trên ván khuôn..
- Theo thứ tự lắp ghép cốp pha dầm sàn rồi mới tiến hành lắp đặt phần cốt thép.
Những lưu ý khi tháo dỡ ván khuôn dầm sàn
Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất trước khi tiến hành tháo dỡ ván khuôn dầm sàn là cần kiểm tra kỹ càng phần bê tông đã đạt cường độ chuẩn, đông cứng hoàn toàn chưa. Bê tông đạt tiêu chuẩn khi nó có độ bền và có thể chịu được các tải trọng lớn từ những vật khác tác động lên của các giai đoạn thi công tiếp theo.
Khi tháo dỡ ván khuôn dầm sàn cần thao tác nhanh nhẹn, cẩn thận tách bê tông khỏi khung kim loại, không được phép tác động ứng suất đột ngột. Để làm tốt điều này đòi hỏi những công nhân thực hiện phải có kinh nghiệm và tay nghề.
Bởi vì khả năng chịu lực tốt nên ván khuôn dầm khá cứng. Bởi vậy khi tháo dỡ cần khéo léo tránh tối đa việc va đập vào khối bê tông gây hư hỏng nghiêm trọng.
==> Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: