Tin tức

Mô hình nuôi gà rừng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả bất ngờ

Thị trường thịt gà ở nước ta chưa bao giờ ngừng phát triển, nhu cầu thịt gà luôn là nhu cầu lớn trong các bữa ăn của người Việt. Không quá rộn ràng như gà ta và gà công nghiệp, nhưng gà rừng vẫn là một loại thực phẩm được tìm kiếm khá nhiều. Tuy nhiên, nguồn cung chưa phổ biến, do đó đây là cơ hội cho các hộ chăn nuôi gà rừng. Để thành công, bà con cần tìm hiểu trước những mô hình nuôi gà rừng.

Phương pháp nuôi

Có hai phương pháp nuôi là nuôi thả hoặc nuôi nhốt.

– Nuôi thả: Phương pháp này đối với gà trên 1 tháng tuổi. Nên thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý gà nuôi thả phải là gà đã thuần hóa để chúng không bỏ đi với cuộc sống hoang dại trước đó. Chúng sẽ tự kiếm ăn ở các khu vườn, khu rừng như thế gà mới đủ chất, thịt thơm ngon và bộ lông mới đẹp được. Không nên thả nuôi chung với các loại động vật khác như chó mèo vì chúng có thể làm hại đến đàn gà khiến chúng sợ và bỏ đi.

– Nuôi nhốt: là phương thức nuôi nhốt trong chuồng cách làm chuồng gà khá đơn giản, chỉ cần cao ráo thoáng mát có nền đất cát  và đủ rộng với số lượng gà. Chuồng thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, xung quang chuồng nên có cây cối để môi trường sống gần với thiên nhiên, có đủ máng thức ăn và nước uống hoặc dàn đậu cho chúng.

Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà rừng khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc nuôi thả. Tuy nhiên khi thiết kế chuồng nuôi gà rừng cần đảm bảo được các tiêu chí sau:

– Tường xây cao khoảng 3m, kết hợp xây gạch + quây lưới B40 để tiết kiệm chi phí cũng như tạo độ thoáng mát cho chuồng nuôi.

– Nền chuồng đổ cát vàng pha lưu huỳnh để làm hố tắm cho gà.

Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.

– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…

– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.

– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.

Thức ăn

Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng.

Đối với gà nuôi thả thì gà con cho ăn tấm gạo, cám, rau xanh băm nhỏ, ít mồi tươi băm nhỏ, có thể cho ăn côn trùng vì thức ăn tự nhiên này giúp gà con mau lớn và chống lại các dịch bệnh ở gà. Sau vài tháng nuôi có thể cho ăn các loại ngũ cốc thóc gạo tùy ý.
Lúc gà mái thay lông hay ấp trứng cần bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng bằng bột vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trứng xay nhuyễn hoặc mồi (thịt) tươi giúp gà đủ chất không gầy mòn.

Đối với gà trống, lúc thay lông nên cho gà ăn thật nhiều mồi tươi vì lúc này gò trống rất mất sức, thức ăn tốt nhất là thịt heo mỡ nhiều nạc ít, mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Không nên cho gà ăn nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa của nó. Không nên cho gà ăn thức ăn có nhiều bột mỳ hoặc cám tổng hợp vì gà sẽ rất giòn lông, dễ gãy.

Nước uống cần sạch sẽ  và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Thức ăn và nước uống có thể  thêm thuốc phòng các bệnh cho gà. Đáp ứng đúng quy trình phòng bệnh cho gà

Nuôi gà sau 1 tháng tuổi đến khi bán

Nên thả gà sau khi mặt trời mọc một hai tiếng. Ngày đầu thả gà ra khoảng 2 tiếng và tăng dần vào những ngày sau để gà quen vườn không chạy mất.

Đảm bảo dinh dưỡng cho gà với tỷ lệ protein thô 15-16%, năng lượng 2800 kacl. Cần bổ sung thêm thức ăn cho gà vào buổi chiều trước khi gà lên chuồng bằng lúa, tấm, cám, giun đất….

Trước khi bán nửa tháng cần vỗ béo cho gà bằng các dinh dưỡng phù hợp, bà con có thể sử dụng may ep cam vien để chủ động chế biến thức ăn với hàm lượng dinh dưỡng mong muốn cho đàn gà của mình. Đầu tư máy móc có thể tốn chi phí khá nhiều trong một lần nhưng lại tiết kiệm rất nhiều chi phí mua thức ăn ngoài trong thời gian dài, mà lại đảm bảo chất lượng thức ăn.

Chúc bà con xây dựng thành công một mô hình chăn nuôi gà rừng thật hiệu quả và đạt được lợi ích kinh tế cao gia đình.

 Xem thêm: https://toimuontim.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *