Tin tức

4 bước để được nhận trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thất nghiệp là nguồn tài chính quan trọng với người lao động khi không may bị mất việc làm. Qua tra cứu bảo hiểm xã hội việt nam, người lao động có thể biết được thời gian tham gia bảo hiểm của bản thân để đánh giá mình đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp hay chưa.

Tuy nhiên, như vậy liệu đã đủ? người lao động phải làm những việc gì để được nhận nguồn hỗ trợ quan trọng này? Bài viết này sẽ chỉ ra 4 bước để được nhận trợ cấp thất nghiệp mà người cần lưu ý nhằm tiếp cận nguồn tài chính lợi ích này.

 Bước 1: Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28 nêu rõ: Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp, Người lao động nếu chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng Trợ cấp thất nghiệp thì phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không còn nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết hồ sơ

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Người lao động chưa tìm được việc làm thì đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận và giải quyết hồ sơ hưởng Trợ cấp thất nghiệp. 

Thời điểm hưởng trợ cấp sẽ được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Trong 3 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả xét hồ sơ, nếu Người lao động không đến nhận hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng Trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả Trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho Người lao động kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, cơ quan BHXH chi trả Trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng Trợ cấp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng Trợ cấp thất nghiệp của Người lao động.

Sau 3 tháng kể từ ngày Người lao động hết hạn hưởng Trợ cấp thất nghiệp nhưng họ không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì Người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng Trợ cấp thất nghiệp. 

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền Trợ cấp thất nghiệp không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp cho lần tiếp theo. 

Pháp luật hiện hành chỉ đề cập tới việc nhờ người khác nhận hộ quyết định hưởng Trợ cấp thất nghiệp, chứ không đề cập tới việc nhận hộ tiền trợ cấp.  

Xác định thời điểm tính thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN 

Những điều kiện để hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý

Do đó, Người lao động phải trực tiếp tới nhận tiền Trợ cấp thất nghiệp mà không được nhờ người khác làm việc này.

Bước 4: Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng

Theo Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 28/2015/NĐ-CP, một trong các trường hợp sẽ bị chấm dứt trợ cấp thất nghiệp là trong thời gian hưởng trợ cấp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định. 

Vì vậy, để tránh việc bị chấm dứt hưởng trợ cấp, người lao động cần hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm kiếm việc làm (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp).

Trên đây là 4 bước để được nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần chú ý thực hiện để có thể tiếp nhận nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng này

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *